Tư duy viết- điều cần thiết và quan trọng

     Các bạn sĩ tử lớp 12 đang bước vào giai đoạn ôn thi nước rút, trong khi lượng kiến thức ngày càng nhiều lên, đặc biệt là môn Ngữ văn. Vậy làm thế nào để có cách viết hay và độc đáo mà không cần học thuộc chi tiết từng chữ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn khám phá tư duy về cách viết nhé.

PHẦN 1: CÁCH ĐÁNH GIÁ LẬP LUẬN CỦA MỘT TÁC GIẢ

  1. Nhận diện mục đích của tác giả: Mục đích của tác giả có được phát biểu hay được ngụ ý một cách rõ ràng không? Nó có thể được biện minh không?
  2. Nhận diện câu hỏi chính mà bài viết trả lời: Câu hỏi có được phát biểu (hoặc ngụ ý) rõ ràng không? Nó có rõ ràng và không định kiến không? Câu hỏi đã thể hiện được hết tính phức hợp của vấn đề xem xét chưa? Câu hỏi và mục đích có liên quan trực tiếp với nhau không?
  3. Nhận diện thông tin quan trọng nhất mà tác giả trình bày: Tác giả có trích dẫn chứng cứ, kinh nghiệm hoặc thông tin liên quan có ý nghĩa thiết yếu đối với vấn đề không? Tác giả có giải quyết những tính phức hợp của vấn đề không?
  4. Nhận diện khái niệm cốt lõi nằm ở trung tâm trong lập luận cảu tác giả: Tác giả có xác định rõ các khái niệm cốt lõi khi cần không? Các khái niệm có được sử dụng một cách chính đáng không?
  5. Nhận diện giả định của tác giả: Tác giả có tỏ ra nhạy cảm với những gì mình cho là đương nhiên hoặc giả định (trong chừng mực những giả định này có thể được nghi vấn một cách hợp lí) không? Hay tác giả có sử dụng những giả định cần đặt dấu hỏi mà không giải quyết những vấn đề cố hữu có trong giả định không?
  6. Nhận diện các suy luận hay kết luận quan trọng nhất trong bài viết: Các suy luận hay kết luận mà tác giả đưa ra hiện ra rõ ràng từ thông tin liên quan đến vấn đề hay có logic không? Bạn có thể tìm ra mối liên hệ nào giữa lập luận ấy để thấy được điều tác giả muốn nói.
  7. Nhận diện góc nhìn của tác giả: Tác giả tỏ ra nhạy cảm với góc nhìn, lập luận nào? Tác giả có xem xét và phản ứng với những phản bác được hình thành từ những góc nhìn có liên quan khác không?
  8. Nhận diện hàm ý: Tác giả có tỏ ra nhạy cảm với những hàm ý và hệ quả và lập trường của mình đưa đến không?

(Còn tiếp)

Minh Phương – Saostyle.vn

Theo Cẩm nang tư duy viết