Ở độ tuổi 30, chị em phụ nữ phải trải qua nhiều cột mốc quan trọng trong cuộc sống, trong đó, các vấn đề sức khỏe là ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là những nỗi lo về sức khỏe mà phụ nữ ở độ tuổi này thường xuyên phải đối mặt.
Rụng tóc nhiều
Rụng tóc là một trong những điều phụ nữ thường gặp phải. Sau 30 tuổi, tình trạng rụng tóc có thể diễn ra thường xuyên hơn. Trung bình mỗi ngày, nữ giới có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc.
Thế nhưng, do nang lông không phát triển ổn định khi bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, từ đó khiến bạn gặp căng thẳng thường xuyên và làm tăng cao nguy cơ rụng tóc.
Suy giảm thị lực
Sau tuổi 30 cũng là lúc cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn, từ đó khiến các vitamin như A, C, E hay kẽm bị thiếu hụt. Đó lại chính là những chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác gây ra. Nếu bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm hàng ngày thì bạn sẽ không còn lo thị lực bị suy giảm khi có tuổi nữa.
Ung thư vú
Mặc dù bệnh ung thư vú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi chứ không chỉ riêng độ tuổi 30. Tuy nhiên, khi bạn càng già đi thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú lại càng gia tăng. Sự hiện diện của khối u hoặc thay đổi đột ngột trong kết cấu của vú cùng với những thay đổi ở núm vú có thể là dấu hiệu của bệnh.
Do vậy, bạn cần chú ý quan sát những sự bất thường xung quanh núm vú của mình để chủ động kiểm soát bệnh ngay từ sớm.
Tăng cân thường xuyên
Tăng cân bất thường có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe khác nhau như các bệnh về tuyến giáp, cholesterol, tiểu đường hoặc buồng trứng đa nang (PCOS).
Phụ nữ bị PCOS rất khó để giảm cân. Đây là một rối loạn hormone khiến phụ nữ có mức độ hormone nam cao và kháng insulin. Những phụ nữ này cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch.
Ở tuổi này, thời gian chị em ngồi cũng nhiều hơn, tinh thần tập thể dục cũng giảm dần đi so với trước đó. Điều này làm cho chất béo không được đốt cháy hết dẫn đến tích tụ và gia tăng trong cơ thể, tăng nguy cơ béo phì.
Huyết áp tăng cao
Sau tuổi 30 bạn thường hay lạm dụng các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc giảm cân nên dễ làm tăng huyết áp trong cơ thể. Bệnh này nếu không chữa trị từ sớm sẽ gây tổn thương các mạch máu và bộ lọc trong thận, từ đó khiến cơ thể dư thừa chất thải.
Cơ thể mỏi mệt
Khi bước vào giai đoạn này tình trạng đau nhức sẽ ghé thăm nếu bạn vẫn hoạt động theo cách như lúc còn trẻ. Các biểu hiện do hoạt động quá sức như đau cơ và giãn dây chằng cũng thường gặp ở độ tuổi 30.
Đau thắt lưng có thể bắt đầu ở một số người trong độ tuổi này, kèm theo là các vấn đề với cơ xoay vai và hội chứng cổ tay tennis thường gặp ở sau tuổi 30, đầu 40.
Vì vậy khi gặp những biểu hiện này, tốt nhất chị em nên nghỉ ngơi, không cần cố quá sức. Ngoài ra tránh dùng chân, tay để nâng các vật nặng và tránh các động tác với vì nó sẽ gây áp lực cho cổ và vai. Chú ý các thói quen trong chơi thể thao, nấu nướng, lái xe và các hoạt động thường ngày khác.
Đau đầu
Đau đầu là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi 30. Những nghiên cứu cho thấy đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ hơn (cao gấp 2-3 lần so với nam giới) và có xu hướng tập trung ở độ tuổi 35-45.
Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được biết rõ và vì thế việc điều trị phải rất linh hoạt, nếu cách này không hiệu quả thì phải thử cách khác ngay.
Nhiều người bị đau đầu do ánh sáng, thực phẩm, rượu hay phô mai. Việc ăn ít hay từ bỏ các đồ uống chứa cafein cũng có thể gây kích thích đau đầu. Các kỹ thuật châm cứu, luyện tập yoga có thể giúp giảm căng thẳng thần kinh, từ đó giúp giảm đau đầu cũng như các loại đau mãn.
Tuổi 30 thường được biết tới là độ tuổi lão hóa nên dễ khiến nữ giới có nguy cơ gặp phải các vấn đề như ung thư vú, rụng tóc, tăng cân mất kiểm soát,… Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể nắm được phần nào những khó khăn mà độ tuổi này gặp phải để có những giải pháp phòng tránh hữu hiệu.
Trang Hạ