Rất nhiều giải thuyết liên quan đến kênh YouTube bí ẩn có tên “Webdriver Torso” đã được đưa ra.
Vào năm 2014, trong suốt 7 tháng ròng rã, một tài khoản YouTube đã tải lên trung bình một video mỗi 20 giây. Mỗi video đều giống hệt nhau: dài 10 giây, hiển thị lần lượt 10 hifh ảnh tĩnh của những khối chữ nhật màu xanh và màu đỏ cùng các âm thanh điện tử. Vị trí, kích thước của các khối chữ nhập, tiêu đề của video hay cao độ của âm thanh đều dường như hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng tất cả các video đều có điểm chung là dòng chữ “aqua.flv” ở góc dưới bên trái màn hình. Kênh YouTube bí ẩn này có tên “Webdriver Torso” và đã khiến cộng đồng mạng cực kì tò mò lúc bấy giờ.
Hàng loạt giả thiết đã được đưa ra, từ một trò chơi thực tế, một loại mật mã đặc biệt cho tới cao siêu hơn là… hoạt động ngoài trái đất. Một số website lớn như Daily Dot hay The Guardian cũng thực hiện liên lạc với chủ tài khoản “Webdriver Torso” nhưng tất cả những gì họ nhận được cũng chỉ là một sự im lặng. Trong quá trình tìm kiếm, cây viết Brendan O’Connor của Daily Dot bất ngờ tìm được một công ty có tên Selenium. Công ty này có một sản phẩm tên là Selenum Ice với tính năng… WebDrive được dùng để tự động “test” ccs website. Dù vậy, tác giả phần mềm này phủ nhận mình có liên quan đến các video bí ấn.
Dù vậy, sau đó sự thật có vẻ đã được… phơi bày!
Isaul Vargas, một chuyên gia thử nghiệm phần mềm ở New York, chia sẻ với BoingBong rằng anh từng thấy những video này trong một hội thảo về tự động mình từng tham gia vào năm 2013. Chúng được trình chiếu bởi một công ty Châu Âu chuyên phát triển các phần mềm streaming cho thiết bị set-top box (thiết bị kết nối với TVm giúp TV xem được các dịch vụ như Netflix). Công ty này cần tìm ra các giải pháp tải lên nhanh và ổn định nhiều video lên YouTube và có vẻ như 77.000 video bí ẩn làm cộng đồng mạng thích thú thực tế chỉ là một… thử nghiệm phần mềm.
“Dựa vào số lượng video và thực tế họ chọn sử dụng YouTube, tôi cho rằng những video này chỉ là của một công ty lớn nào đó đang thử nghiệm phần mềm mã hóa video và tính xem YouTube thực hiện nén video của họ như thế nào,” Isaul Vargas nói thêm. Isaul Vargas về sau cũng thực hiện tìm lại thông tin về hội thảo anh từng tham dự và nhận ra rằng các video được chiếu trong hội thảo này tương tự những video bí ẩn trên YouTube nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau và đến từ một công ty Anh có tên YouView.
Mọi việc không đơn giản đến vậy, trong số hàng nghìn video sau đó bất ngừ xuất hiện một video ngắn có hình ảnh của Tháp Eiffel cũng một comment từ người tải lên: “Matel cực kì thông minh”. Cộng đồng mạng lại một lần nữa dậy sóng và truy tìm nhân vật có tên Matel này. Tuy nhiên, các thông tin mà họ có là quá ít để có thể tìm ra chính xác ai là người đứng sau các video bí ẩn.
Dẫu sao đi chăng nữa, những video này cũng không phải là hoạt động của… người ngoài hành tinh như một số quan điểm đưa ra.
Nguồn: Trí Thức Trẻ.