Không còn là những khái niệm khoa học viễn tưởng trong phim nữa, không khí nay đã có thể được biến đổi thành thức ăn, và công nghệ này hứa hẹn tiếp tục phát triển đầy tiềm năng về sau.
Một dự án khoa học mới đã thành công trong việc biến không khí thành thức ăn, có tên gọi Bionic Leaf. Đây thực sự là hiện thân của một phát kiến có phần “giả tưởng” nhưng lại sở hữu khả năng chuyển hóa và tận dụng năng lượng mặt trời và vi khuẩn để tạo ra thức ăn từ khí CO2.
Đó chính là lý do dự án này giành được giải thưởng Amazon Catalyst trị giá 100.000 USD. Mục đích của Bionic Leaf là phát triển và phổ biến một công cụ rộng rãi sử dụng công nghệ biến đổi carbon nhờ vi khuẩn để có thể vừa loại bỏ khí độc, vừa tạo ra thức ăn.
Cụ thể điều này có nghĩa là gì? Về cơ bản, Bionic Leaf muốn tận dụng chính nguồn CO2 – yếu tố gây đau đầu nhân loại khi ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường – để biến nó trở thành một nguồn năng lượng cho cơ thể con người, và trong tương lai có thể là nhiều ứng dụng lên các loại hình khác nữa.
Ưu điểm nổi trội của Bionic Leaf ở đây đó là khả năng làm giảm thiểu, hoặc thậm chí là đảo ngược tỷ lệ tăng cao khí CO2 trên Trái Đất nhờ vào việc khai thác loại khí này trực tiếp trong bầu khí quyển và dùng nó vào quá trình hữu ích kia. Công nghệ được ứng dụng đã trong công cuộc hoàn thiện và phát triển suốt nhiều năm, và với sự ra mắt của bộ công cụ và thiết bị tương thích là để phổ biến hóa nó trên quy mô lớn. Theo như đội ngũ nghiên cứu Bionic Leaf chia sẻ trên website: “Dự án này sẽ đóng vai trò như một tác nhân giáo dục và là nền tảng để liên kết với nhiều nhà đầu tư hợp tác ở các lĩnh vực đa dạng khác.”
Mark Minie, giáo sư trợ lý đối tác tại khoa kỹ thuật và công nghệ sinh học của Đại học Washington, đồng thời là nhân vật chủ chốt lãnh đạo dự án, đã phát biểu với GeekWire rằng ông hy vọng công cụ này sẽ tạo nên một bước đột phá cách mạng và khích lệ thế hệ sau này tiếp tục kế thừa công nghệ đó để giúp cho thế giới tốt đẹp hơn.
Nguồn: genk.vn