Tập cuối ‘Những đóa hoa kiên cường’: Người điều dưỡng là những ‘nghệ sĩ tâm hồn’

Không đứng dưới ánh đèn sân khấu lung linh với màn nhung lộng lẫy, không có những tràng pháo tay tung hô, không có fan gọi tên náo nhiệt nhưng điều dưỡng vẫn là những nghệ sĩ của tâm hồn khi họ dùng đôi tay lẫn trái tim mình để xoa dịu nỗi đau, mất mát, chữa lành vết thương và làm vơi đi những mỏi mệt cùng cực cho người bệnh.

Trong không khí ngột ngạt của những ngày “sống cùng Covid – 19”, tập phim cuối cùng trong series phim tài liệu “Những đóa hoa kiên cường” – do Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ sản xuất – sẽ giúp người xem vơi bớt những cảm xúc tiêu cực trong giai đoạn nhân dân cả nước gồng mình chống dịch bởi hình ảnh nhân văn, đẹp đẽ của người điều dưỡng – những “nghệ sĩ tâm hồn” đích thực.

“Nghệ sĩ tâm hồn” – tập phim mang đến sự tích cực, tươi vui ngay trong những hình ảnh đầu tiên: một buổi tiệc sinh nhật nho nhỏ do người điều dưỡng Hoàn Mỹ phối hợp với gia đình tổ chức cho bệnh nhi. Không có quy định nào buộc họ làm điều đó nhưng họ làm vì sự từ tâm, xem đứa trẻ như con cháu mình, họ mong muốn mang đến cho em niềm vui và nụ cười rạng rỡ, mang đến sự hài lòng, ấm áp cho phụ huynh trong những ngày cùng con trong viện.

Sẽ có ý kiến cho rằng thật khiên cưỡng khi ví điều dưỡng như “nghệ sĩ tâm hồn”. Thế nhưng, nếu không phải là một nghệ sĩ, làm sao họ có thể “nhập” được rất nhiều vai trong một ngày dài làm việc: Vai người con, người mẹ, người cháu để chia sẻ, an ủi, xoa dịu người bệnh; vai “trợ lý điều trị” khi hỗ trợ bác sĩ trong phẫu thuật, theo dõi bệnh, thay băng tiêm thuốc truyền dịch…; vai “chăm sóc viên” khi tắm rửa, thay từng cái tã, mặc từng chiếc áo, đút từng muỗng cơm, ngụm nước cho người bệnh; vai “tuyên truyền viên” khi tận tình hướng dẫn cách chăm sóc, chia sẻ kiến thức cho thân nhân, vai “tình nguyện viên” khi xông pha lên tuyến đầu hỗ trợ công tác phòng chống dịch: phân luồng, hỗ trợ khai báo y tế, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm… Họ làm tròn tất cả các vai mà không một lời thở than. Bởi cũng giống như bao nghệ sĩ thực thụ, họ yêu công việc và tận tụy với nghề dù có phải vất vả, cực nhọc thế nào. Nếu nghệ sĩ tập luyện, thực hành trên sâu khấu, ngoài phim trường thì điều dưỡng tập luyện, thực hành mỗi ngày trong phòng mổ, phòng bệnh, tập cả trong những khoảnh khắc sinh tử, khắc nghiệt nhất và họ cũng trả giá bằng mồ hôi và nước mắt, đôi khi là máu và tính mạng vì một lý do duy nhất: “nghề đã chọn mình và người bệnh cần mình”.

Phải là nghệ sĩ tâm hồn thì họ mới hiểu và cảm thông cho người bệnh đến từng chi tiết nhỏ. Mới có năng lực phân tích, thấu cảm được từng cái nhăn mặt, nhíu mày của người bệnh và biết mình cần làm gì để người bệnh yên tâm, người nhà hài lòng và kết quả điều trị được tốt nhất. Không chỉ hoàn thành những trách nhiệm thường ngày, họ còn dành thời gian nghiên cứu để nâng cao chuyên môn, tìm tòi, phát kiến ngay cả những thứ đời thường nhất như chiếc xe gội đầu, chỉ để đổi lấy sự thoải mái, mãn nguyện cho người bệnh. Phải là nghệ sĩ họ mới sáng tạo được những câu chuyện, những trò chơi sinh động, phong phú để người bệnh quên đi những cái kim tiêm bén nhọn, những viên thuốc đắng ngắt và nỗi sợ hãi có tên “bệnh viện”. Họ biết rằng khi tinh thần, thể chất của người bệnh được quan tâm, chăm sóc tốt, cuộc điều trị sẽ thuận lợi hơn, người bệnh có thể mau chóng hồi phục.

Và khi thấu hiểu tâm tình, họ có đủ tinh tế, nghệ thuật để làm giảm bớt sự giận hờn, buồn bã, làm dịu đi những cơn đau mà đôi khi người nhà còn chưa làm được. Mới có thể biến hóa linh hoạt trong những phút giây nhạy cảm bằng những “biện pháp vô hại” nhằm giảm sốc và mang lại bình an cho người bệnh và người thân của họ.

“Hạnh phúc lớn nhất của mình là được thấy người bệnh vượt qua cửa sinh tử, được chuyển khoa hay xuất viện. Những lúc ấy, mình mừng muốn rơi nước mắt vì họ có cơ hội được sống, được về nhà sớm”. Khi có những em bé gọi các cô điều dưỡng là mẹ, khi có bệnh nhân cũ nhớ đến điều dưỡng như em, cháu thân thiết trong nhà, đó là hạnh phúc – những người điều dưỡng Hoàn Mỹ tâm tình.

“Nghệ sĩ tâm hồn” – một danh vị chỉ được người bệnh và đồng nghiệp công nhận nhưng người điều dưỡng vẫn tỏa sáng bằng sự thấu cảm từ tận trái tim, sự nhẫn nại, tận tâm và phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình, dù trong hoàn cảnh nào. Đó cũng là ý nghĩa của tập phim cuối cùng, khép lại series phim tài liệu đầy sâu sắc về thế giới điều dưỡng.

Series phim tài liệu “Những đóa hoa kiên cường” do Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ sản xuất, khắc họa chân dung sống động, nhân văn của người điều dưỡng gồm 5 tập, lần lượt có tên gọi mỗi tập là Nghề và nghiệp – Âm thanh – hời gian – Tinh thần thép – Nghệ sĩ tâm hồn. Mỗi tập phim đã mang đến cho người xem những cảm xúc khác nhau. Trên fanpage của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ (https://www.facebook.com/TapDoanYKhoaHoanMy), có những ý kiến đồng cảm sâu sắc vì bản thân người xem hoặc người thân của họ từng là điều dưỡng, như bình luận của bạn Ái Hà Lê:Chị mình cũng làm điều dưỡng, xem phim thấy thương các anh chị ghê”; Vậy Giờ Chúng Tađingượcchiềunhé nói:Các anh chị đã tạo cho em rất nhiều động lực. Cảm ơn tất cả!”.

Có những ý kiến đến từ những khách hàng thân thiết của Hoàn Mỹ, bộ phim làm họ nhớ về những thời khắc đặc biệt trong đời mình. Trong đó, bạn Nguyễn Đức Thịnh công nhận:Trải nghiệm thực tế cho mình thấy các anh chị điều dưỡng ở Hoàn Mỹ tận tình lắm. Cũng có người tình cờ biết đến bộ phim, sau khi xem xong lại có ấn tượng đẹp về nghề điều dưỡng, về hệ thống y khoa Hoàn Mỹ. Duy Khánh viết:Tập nào mình cũng xem hết, cảm động và trân quý nghề điều dưỡng quá…”

Nhưng nhiều nhất, vẫn là những lời chia sẻ, động viên cảm động, ấm áp dành cho đội ngũ điều dưỡng. Bùi Trang viết:“Xem phim này khi đang cách ly, muốn quay qua ôm mọi người một cái”; Nguyễn Hai thì nói:Anh chị đã dành phần lớn cuộc đời cho xã hội rồi. Nể anh chị nhiều lắm…”; Ra Chên cổ vũ những người điều dưỡng thầm lặng:Cố gắng lên mọi người ơi! Mai này hãy giành nhiều thời gian cho bản thân nhé!

Người xem Vănn Tàii chia sẻ:Trước giờ hình như có ít phim tài liệu như thế này, phim rất haycòn Bin Loan thì gửi đến Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ sự cảm ơn thay cho bao lời muốn nói:“Cảm ơn Hoàn Mỹ vì những thước phim chân thực này…”

Bộ phim tài liệu “Những đóa hoa kiên cường” được phát hành và truyền thông chính thức trên các kênh:

  • Youtube & Facebook Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ
  • Youtube & Facebook các Bệnh viện và Phòng khám trong hệ thống tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ
  • Website Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹvà

Lịch phát sóng: Tập 5 ngày 9/6. Xem lại 4 tập phim đã phát tại đường link dưới đây

Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=Q3nMN3giVpQ

Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=mB5TeIRvaFs

Tập 3: https://www.youtube.com/watch?v=YDE2b_NAWVE

Tập 4: https://www.youtube.com/watch?v=gJ_ieDHsX_4

Tập 5: https://www.youtube.com/watch?v=epaJegIO4LI

 

Giới thiệu về Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ là tập đoàn y tế tư nhân lớn nhất có mạng lưới chăm sóc sức khỏe tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua hành trình 24 năm hoạt động và phát triển, Hoàn Mỹ đã tạo dựng được uy tín vững chắc trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, với chi phí hợp lý và chất lượng cao.

Hoàn Mỹ hiện có hơn 5.500 nhân viên và đã phục vụ hơn 3,8 triệu lượt người bệnh khám ngoại trú vào 2020, được công nhận với danh tiếng nhất quán trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, giá cả phải chăng.

Hệ thống bệnh viện và phòng khám của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ liên tục được mở rộng, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng chuyên môn, tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

Hoàn Mỹ tự hào trong việc nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, góp phần vào sự phồn vinh và an sinh của đất nước, cam kết hướng tới sự xuất sắc trong hoạt động thăm khám lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe của Hoàn Mỹ bao gồm hơn 2.800 giường bệnh, 15 bệnh viện và 06 phòng khám có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.