Tập 4 ‘Những đóa hoa kiên cường’: Tinh thần thép của những ‘chiến binh áo trắng’

Phải có “Tinh thần thép” người điều dưỡng mới có thể làm những việc người khác không thể làm, chứng kiến vô vàn khoảnh khắc đớn đau, sinh ly tử biệt, chịu đựng những rủi ro không lường trước và vượt qua những mất mát lớn lao, giằng xé nội tâm để tiếp tục cống hiến sức lực cho nghề, cho đời.

Tập phim bắt đầu bằng không khí khẩn trương trong Phòng Hồi sức chống độc tích cực – vốn được ví là nơi “9 phần chết, 1 phần sống” với ranh giới sinh tử mong manh. Đây là đơn vị tiếp nhận những ca bệnh, ca chấn thương nặng, phức tạp và nguy kịch nhất.

Phải có tinh thần thép, người điều dưỡng mới có thể khống chế được nỗi sợ máu, bệnh tật, chết chóc để thao tác nhanh, kịp thời hỗ trợ bác sĩ hồi sức tích cực cho bệnh nhân, nhất là những ca ngưng tim ngưng thở đột ngột hay suy hô hấp cấp, giúp cho họ qua cơn nguy kịch. Với tinh thần thép, người điều dưỡng mới có thể giúp xử trí những cơn giật do kích thích thần kinh của người bệnh, tiêm thuốc, truyền dịch, điều chỉnh từng giọt nước vận mạch giữ huyết áp, theo dõi từng nhịp tim lên xuống qua điện tâm đồ và rất nhiều những công việc có tên và không tên khác– vốn lặp đi lặp lại trong suốt ca trực, từ 9h sáng ngày hôm trước cho đến 8h sáng ngày hôm sau mà không một lời phàn nàn…

Phải có tinh thần thép thép, người điều dưỡng mới có thể chịu đựng được vô số “mùi lạ” từ những vết thương, vết lở loét, chất thải mà không tỏ ra khó chịu hay “ghê sợ”. Họ thay người nhà lau rửa vết thương, thay tã, xoa bóp, cho người bệnh ăn qua đường ống… một cách cần mẫn và chuyên nghiệp nhất.

Phải có tinh thần thép, người điều dưỡng mới có thể bỏ qua một số lời “nặng nhẹ”, kết tội, đe dọa của người nhà (do quá lo lắng cho người bệnh) để tiếp tục công việc của mình. Và cũng phải “thép”, họ mới có thể kìm nén được sự xúc động trước những mất mát (dù không do lỗi của họ), giữ trạng thái cân bằng để tiếp tục nhiệm vụ của mình, bằng kiến thức y khoa, lời thề Florence Nightingale Pledge và y đức của mình giúp cứu sống nhiều sinh mạng khác. Nhưng, họ cũng không quên dành những cái cúi đầu chào lặng lẽ, chia sẻ với người nhà trước một cuộc ra đi bằng trái tim ấm áp và sự cảm thông.

Sau cùng, nghề nào cũng có những rủi ro nhưng với nghề điều dưỡng, rủi ro ấy còn là nguy hiểm đe dọa đến tính mạng khi những lần kim tiêm dính máu có HIV đâm vào tay họ hay những bệnh truyền nhiễm khác lây qua quá trình tiếp xúc người bệnh. Những lúc ấy, họ cũng phải kiên cường vượt qua những biến động tâm lý dữ dội và sự mất mát không thể bù đắp. Và họ cũng kiên cường lắm, thép lắm khi nén lại những sự đau đớn, dằn vặt vì “chăm sóc, hồi sức thành công cho bao người nhưng đành bất lực nhìn người thân ra đi”, tự tìm niềm vui xoa dịu vết thương lòng của chính mình, tiếp tục trụ lại với Khoa, với bệnh viện, với nghề.

Tập phim khép lại với hạnh phúc đơn sơ, giản dị của người điều dưỡng – những giây phút riêng tư hiếm hoi bên đứa con bé nhỏ của mình nhưng đồng thời như mở ra những hứa hẹn, những đổi thay tích cực ở tương lai.

“Nếu đem áp lực lên bàn cân, chắc chắn nhiều điều dưỡng sẽ bỏ nghề. Nhưng mình cũng như bao đồng nghiệp khác, xem người bệnh như người nhà, như ông bà ruột thịt thì mình lại thấy mọi thứ nhẹ đi rồi mình cứ vậy mà làm, mà tiếp tục thôi”, người điều dưỡng Hoàn Mỹ tâm tình. Thực tế, hoạt động điều dưỡng không chỉ diễn ra ở Phòng Hồi sức Chống độc tích cực. Họ có mặt khắp các “mặt trận” trong bệnh viện và gánh vác, chia sẻ một phần trọng trách với bác sĩ nên họ có rất nhiều những áp lực: áp lực từ khối lượng công việc quá tải, phải làm trong nhiều giờ liên tục, từ nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc nhiều mầm bệnh, từ việc phải hoàn thiện và nâng cao chuyên môn và các áp lực khác từ người thân của bệnh nhân, của xã hội… Theo Hiệp hội lao động Hoa Kỳ, nghề điều dưỡng là một trong những nghề dễ bị stress nhất.

Để tồn tại với nghề, chứng kiến bao sự sống và cái chết diễn ra liên tục, người điều dưỡng phải giữ cho mình một tinh thần thép nhưng không hề vô cảm với kiếp nhân sinh. Dù có chuyện gì xảy ra với họ thì họ vẫn luôn kiên cường đón nhận, vì chọn công việc này là họ đã chấp nhận chọn cho mình sự hy sinh. Đây cũng chính là thông điệp của tập phim thứ 4 trong series phim tài liệu “Những đóa hoa kiên cường” do Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ sản xuất, khắc họa chân dung sống động, nhân văn của người điều dưỡng gồm 5 tập, lần lượt có tên gọi mỗi tập là Nghề và nghiệp – Âm thanh – hời gian – Tinh thần thép – Nghệ sĩ tâm hồn.

Bộ phim tài liệu “Những đóa hoa kiên cường” được phát hành và truyền thông chính thức trên các kênh:

  • Youtube & Facebook Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ
  • Youtube & Facebook các bệnh viện và Phòng khám trong hệ thống tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ
  • Website Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹvà

Với lịch phát sóng:

  • Ngày 12/5: Phát sóng tập 1
  • Ngày 19/5: Phát sóng tập 2
  • Ngày 26/5: Phát sóng tập 3
  • Ngày 2/6: Phát sóng tập 4
  • Ngày 9/6: Phát sóng tập 5

Xem tập 1 phim tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Q3nMN3giVpQ

Xem tập 2 phim tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=mB5TeIRvaFs

Xem tập 3 phim tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=YDE2b_NAWVE

Xem tập 4 phim tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=gJ_ieDHsX_4

 

Giới thiệu về Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ là tập đoàn y tế tư nhân lớn nhất có mạng lưới chăm sóc sức khỏe tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua hành trình 24 năm hoạt động và phát triển, Hoàn Mỹ đã tạo dựng được uy tín vững chắc trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, với chi phí hợp lý và chất lượng cao.

Hoàn Mỹ hiện có hơn 5.500 nhân viên và đã phục vụ hơn 3,8 triệu lượt người bệnh khám ngoại trú vào 2020, được công nhận với danh tiếng nhất quán trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, giá cả phải chăng.

Hệ thống bệnh viện và phòng khám của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ liên tục được mở rộng, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng chuyên môn, tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

Hoàn Mỹ tự hào trong việc nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, góp phần vào sự phồn vinh và an sinh của đất nước, cam kết hướng tới sự xuất sắc trong hoạt động thăm khám lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe của Hoàn Mỹ bao gồm hơn 2.800 giường bệnh, 15 bệnh viện và 06 phòng khám có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.