Speak Up 2017: Lộ diện 8 thí sinh của cuộc thi được Ban giám khảo “chọn mặt gửi vàng”

     Sau những thử thách của vòng 2 Speak Up 2017, Ban giám khảo đã chọn lựa được 8 thí sinh xuất sắc nhất để “chọn mặt gửi vàng” bước thẳng vào đêm Chung Kết.

“Speak Up 2017” là sân chơi dành cho các bạn trẻ đam mê với lĩnh vực dẫn chương trình. Đây là cuộc thi do Đội Văn Nghệ Xung Kích trực tiếp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Đoàn Thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. “Speak Up 2017” là mô hình sân khấu tiếp cận đa dạng và chuyên nghiệp nhất với các kĩ năng dẫn dắt và thể loại chương trình giống với thực tế để thí sinh có thể va chạm, học hỏi và hiểu biết về công việc một cách toàn diện nhất.

Bộ 3 giám khảo của chương trình: Nhà báo Chu Minh Vũ, BTV Ngọc Trinh, MC Trần Ngọc

Vòng 2 “Speak Up 2017” đã được diễn ra vào 18 giờ ngày 15/3 vừa qua tại Hội trường B1 tầng 6 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ban giám khảo của Vòng 2 là BTV Ngọc Trinh, nhà báo Chu Minh Vũ và MC Trần Ngọc. Với nội dung “Dẫn với chủ đề và ghi hình” cùng 10 đề tài và 10 yêu cầu phụ, 20 thí sinh đã hoàn thành trọn vẹn phần thi của mình và nhận được những lời nhận xét thẳng thắn, những góp ý chân thành từ 3 vị giám khảo. Sau cuộc thi, BGK đã chọn được 8 gương mặt xuất sắc nhất đó là: Nguyễn Thành Phong, Ninh Anh Thắng, Lê Hoàng Long, Vũ Phương Thảo, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Hữu Minh, Phùng Việt Anh, Nguyễn Việt Bách. Bên cạnh đó, 2 gương mặt được yêu thích nhất qua vòng bình chọn online sẽ cùng top 8 bước vào đêm chung kết của cuộc thi.

Top 20 chụp ảnh cùng 3 vị giám khảo của chương trình.

Hãy cùng Sao Style điểm qua những diễn biến chính của cuộc thi ngày hôm qua:

Lê Thị Linh – thí sinh đến từ Đại học Ngoại Thương đã mở màn đêm thi với chủ đề Trịnh Công Sơn.
Nguyễn Hữu Minh với phần thể hiện nội dung dẫn về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn kết hợp với yêu cầu dẫn với 5 con số đã để lại nhiều ấn tượng với BGK và khán giả bởi cách dẫn nhịp nhàng, nhấn nhá thú vị.
“Một từ mà vẻ đẹp của chúng ta cũng không được nâng lên và nhân cách của chúng ta cũng không bị hạ xuống” – Đó là những suy nghĩ của Phương Thảo – thí sinh mang số báo danh số 03 về chủ đề chữ “Trinh”. Với sự tương tác tốt với khán giả, Vũ Phương Thảo cũng đã để lại ấn tượng rất tốt cho Ban giám khảo và khán giả theo dõi chương trình.
Tiếp tục với chủ đề Chữ “Trinh”, Quỳnh Trúc đã thể hiện một màn dẫn đầy tự tin cùng câu chuyện hài khá thú vị.
“Ngô Duy Dương đến từ Đại Học Ngoại Thương đã sẵn sàng cho những thử thách sắp tới !” – Một lời tuyên bố đầy tự tin của thí sinh mang số báo danh số 05 với một chủ đề hoàn toàn mới: “Lấn chiếm vỉa hè!”
Chủ đề “Lấn chiếm vỉa hè” cùng chủ đề phụ “tương tác với khán giả” không làm khó Việt Anh – chàng trai đến từ Học Viện An Ninh Nhân Dân.
Với chủ đề “Đồ ăn nhanh” cùng thông điệp “sống chậm lại”, Thành Phong – thí sinh đến từ Học Viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những lời nhắn nhủ đến với mọi người trong khán phòng rằng hãy biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những giây phút bên những người mình yêu thương nhất để luôn cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa và tươi đẹp.
Chủ đề “Đồ ăn nhanh” và yêu cầu phụ “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” tưởng như làm khó thí sinh Trường Giang nhưng với sự sáng tạo, cô nàng đã gắn kết câu ca dao với bữa ăn gia đình, từ đó làm nổi bật lên chủ đề trong phần thi của mình.
Mở đầu bài dự thi bằng một đề tài đang trở nên cực nóng hổi thời gian gần đây, Hồng Ngọc muốn đưa đến thông điệp “Tự tin cất lên tiếng nói của bản thân” và không chịu khuất phục trước bất cứ những lời đe dọa – những vết nhơ vết bẩn còn tồn tại trong xã hội”.
Thùy Dung – cô gái đến từ thành phố Buôn Ma Thuật – đã có một màn tương tác rất ấn tượng khi hỏi khán giả về những tính cách cần có khi làm công việc quét nhà quen thuộc để làm nổi bật lên chủ đề “Bẩn” của mình.
Ninh Anh Thắng đến từ trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những cách tiếp cận khá mới lạ với chủ đề LGBT và nhận được lời khen của Ban giám khảo.
Bước vào phần thi với sự khai thác về Transgender, chữ cái cuối cùng trong cụm từ LGBT cũng là chủ đề dự thi của Hoàng Long – thí sinh mang SBD 12, Long đã mang đến góc nhìn bằng những câu hỏi và câu trả lời cực trôi chảy và rõ ràng.
Trái ngược lại với bộ trang phục áo dài truyền thống, Diệu Anh lại mang đến một góc nhìn cực mới mẻ của một người trẻ đối với chủ đề : “Like và Share”
“Hãy Like và Share có tâm!”, “Hãy để cho những tờ giấy trắng được viết nên 2 chữ: TƯƠNG LAI”. Đó là thông điệp vô cùng rõ ràng mà Việt Anh – chàng trai đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đem lại sau bài dự thi của mình.
“Hãy sống như bạn chỉ còn 1 ngày để sống”. Đó cũng chính là thông điệp mà Nguyễn Việt Bách – sinh viên năm ba tại Đại học Luật Hà Nội mang lại cho mọi người qua phần dự thi với chủ đề “24 giờ”
Cũng là chủ đề “24 giờ” nhưng cô gái Nguyễn Việt Chinh lại mang đến một làn gió mới cho chương trình với giọng nói ấm áp, lối dẫn duyên dáng.
Với yêu cầu đưa một sự kiện thời sự vào bài thi của mình, Vân Trang – thí sinh đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã lôi kéo sự chú ý của khán giả vào bài thi với chủ đề “ Nói dối” của mình một cách trôi chảy và nhịp nhàng.
Với sự “táo bạo” trong lối dẫn của mình, Ngô Đức Việt đã khiến cả 3 vị Ban giám khảo cảm thấy thích thú. Cũng là chủ đề “nói dối”, nhưng Việt được nhận xét là thí sinh có “màn biến hóa thú vị nhất từ đầu chương trình đến giờ”.
Thí sinh trẻ tuổi nhất top 20 “Speak Up 2017” – Nghiêm Hiền đang thử sức với một chủ đề được đánh giá là có chiều sâu : “Sự phản bội” với một màn dẫn đầy sức thuyết phục liên quan đến một loài động vật quen thuộc – những chú chó.
“Xin hãy ghi nhớ, chính nhờ những sự phản bội và khó khăn kia, chúng ta mới có thể trưởng thành trong cuộc sống này”- Đó cũng chính là thông điệp mà Phạm Hoàng Anh – thí sinh thi cuối cùng trong vòng 2 của cuộc thi đem đến cho khán giả.

Trà Lý – Saostyle.vn