Tìm gặp ca nhạc sĩ Trường Kha trong mùa Vu lan rất khó bởi anh như con thoi di chuyển liên tục từ Lâm Hà – Sài Gòn và các vùng lân cận. Cuộc trò chuyện của chúng tôi chỉ diễn ra khi đồng hồ báo hiệu 1h sáng.
Chào Trường Kha, dự án nghệ thuật dành cho mùa Vu lan 2023 có gì mới lạ?
Vào đêm 26/8/2023 sắp tới, Trường Kha cùng các nghệ sĩ đồng hành có một chương trình nghệ thuật mang tên “Cha mẹ đời thầm thiêng”. Đêm nhạc được diễn ra tại Tịnh Thất Hương Đức – thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ngoài việc mừng Đại lễ Vu Lan Bồn PL.2567-DL.2023, đêm nghệ thuật cũng nằm trong chuỗi series “Những hóa thân” số 3 do Trường Kha thực hiện xuyên suốt từ 2023 đến 2025. Điểm nhấn mới lạ của đêm nghệ thuật này là hơn 2/3 các tác phẩm mà các nghệ sĩ biểu diễn do Trường Kha sáng tác.
Trường Kha chọn một hướng đi riêng trong nghệ thuật đó là sáng tác dòng nhạc thiêng với mong muốn truyền tải thông điệp ý nghĩa về sống tốt đời đẹp đạo. Trường Kha đã tìm tòi, chọn lọc nhiều điển tích cùng những cổ tục vẫn còn giá trị tồn tại trong đời sống hiện nay. Sau đó Kha đã phối lại để biến thành câu chuyện âm nhạc hiền hòa, dễ thấu cảm tâm hồn người nghe qua tiếng hát và cung đàn tươi vui pha lẫn nét trầm tư, suy luận.
Dường như, Trường Kha rất tin tưởng vào tâm linh và sống tuân theo luật nhân quả rất chuẩn mực. Điều gì đã khiến Kha thay đổi góc nhìn về nhân sinh quan cuộc sống và lựa chọn cho mình một lối đi riêng trong nghệ thuật?
Có lẽ do Trường Kha đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, chứng kiến cả những mất còn chỉ trong tích tắc. Chính vì thế, Kha nhận ra rằng ở mỗi cung bậc cuộc sống, từng giai đoạn trôi qua, chúng ta sẽ có nhu cầu muốn trao dồi và tin kính vào những điều ta không thể lý giải hết. Những việc ấy thường không có kiểu logic như ngoài cuộc sống hiển hiện. Vì thế, chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ cảm bằng trực giác và tầng số nhận thức. Điều này nay được gọi là tâm linh đó bạn.
Xã hội càng hiện đại, chúng ta càng có nhiều nguồn thông tin đa phương tiện. Tuy nhiên ta cần chọn và hiểu đúng nguồn thông tin lành sạch và hữu dụng. Có như thế mới có thể phục vụ thỏa đáng tâm lý nhân sinh.
Theo Trường Kha , ý nghĩa đặc biệt nhất của tháng 7 Vu lan là gì?
Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Trong tháng này, mỗi người biết ý thức sống tốt, nghĩa là phần nào họ đã báo ân trả hiếu về bao đấng sinh thành. Lật từng trang thơ Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, bạn sẽ giật mình khi đọc lại các dòng thơ viết mùa này như sau:
“Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô, ..
Lòng nào, lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm,…
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người,
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi, lần lữa đêm đen.
Còn chi ai quí – ai hèn?
Còn chi mà nói, ai hiền, ai ngu?
Tiết đầu thu, lập đàn giải thoát; ..
Muôn nhờ Đức Phật từ bi,
Giải oan cứu khổ hồn về Tây phương”.
Tuy vậy, giữa hai miền Bắc – Nam Việt Nam cũng có nhiều điểm khác nhau trong quan điểm về tháng 7, mùa Vu Lan. Những ngày này, người miền Bắc sẽ tăng cường các hoạt động cúng kiếng, hóa vàng mã, phóng sanh… linh đình đãi hội cúng cơm…