Rối loạn giao tiếp xã hội là một hiện tượng mà ở đó trẻ có những kỹ năng giao tiếp chưa phát triển phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Chương trình Bác sĩ nhi khoa với chủ đề “Phát hiện và cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em” có sự tham gia của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên.
Mở đầu tình huống, người mẹ là người luôn khéo léo, chăm sóc chu đáo cho con từng chút một. Tuy vậy khi người chú khi đến thăm nhà lại phát hiện ra hiện tượng lạ của đứa trẻ về mặc tinh thần khi bé không biểu hiện về cảm xúc vui mừng khi nhận được quà bánh từ người lớn. Để hiểu chị hiểu thêm về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em, em trai liền mời chuyên gia đến giải thích.
Chia sẻ về rối loạn giao tiếp ở trẻ, Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Hải Uyên cho biết: “Rối loạn giao tiếp xã hội là một hiện tượng mà ở đó trẻ có những kỹ năng giao tiếp chưa phát triển phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hiện nay có thể thấy ở các đơn vị thăm khám tâm lý tâm thần cũng như hỗ trợ tâm lý của trẻ em tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ có rối loạn giao tiếp ngôn ngữ xã hội và con số hiện tại đang ngày càng gia tăng”.
Biểu hiện có thể nghi ngờ nếu đứa trẻ phát triển phù hợp với độ tuổi trẻ ở nhà, trẻ gặp mẹ, trẻ chào mẹ, khi đến trường trẻ chào cô. Tuy nhiên đối với trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khi gặp cô thì trẻ vẫn chào mẹ hoặc trẻ gặp mẹ trẻ sẽ nhầm lẫn và chào cô đó chính là sự không tương thích về hoàn cảnh giao tiếp và những điều trẻ thể hiện. Cái không tương thích thứ hai là phi ngôn ngữ và ngôn ngữ đó là sự nhầm lẫn không phù hợp trong những quy tắc giao tiếp xã hội xung quanh. Ngoài ra những tiếp nhận về mặt ngôn ngữ của trẻ tức là trẻ hiểu lời của chúng ta hoặc là trẻ diễn đạt lại những điều mà trẻ đang muốn nói nó không phù hợp.
Chia sẻ về những yếu tố tác động đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên cho biết thêm: “Thứ nhất những yếu tố thuộc bẩm sinh, di truyền của trẻ những yếu tố như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh và những hoạt động phát triển của não bộ có thể ảnh hưởng đến rối loạn giao tiếp ở trẻ. Một yếu tố khác là do xã hội và gia đình có nghĩa là những tương tác ở trẻ, những đứa trẻ ít được tương tác và ít được giao tiếp cùng với bạn bè, ít được đưa ra các môi trường xã hội khác nhau thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn giao tiếp xã hội là có thể có”.
Cho biết thêm về những tiêu chuẩn cột mốc phát triển của trẻ, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Yến chia sẻ: “Từ khoảng chào đến 6 tháng trở lên trẻ đã phải có những nụ cười giao tiếp xã hội và những tương tác phù hợp với tình huống. Xa hơn nữa từ khoảng thời gian 8 tháng đến 10 tháng những câu nói sẽ được tiếp thu và bắt chước theo trong khoảng thời gian này. Từ khoảng thời gian 12 tháng trở lên cần lưu ý đến số lượng ngôn ngữ của trẻ, khoảng từ 12 tháng đến 16 tháng con cần nói được một số từ đơn, đến giai đoạn từ 2 tuổi trở lên trẻ phải nói được những từ đôi và ba tuổi trở lên bé phải nói được một câu gồm có bốn đến năm từ”.
Hậu quả của bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, nữ bác sĩ cho biết: “Giai đoạn phát triển vàng của ngôn ngữ là tầm 3 tuổi đến 6 tuổi do vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh là nếu lo lắng thì mọi người nên tìm đến việc thăm khám cho để phát hiện ra vấn đề và trị liệu can thiệp càng sớm càng tốt”.
Cách để ba mẹ có thể giúp con phát triển ở thời điểm bị mắc bệnh: “Cha mẹ chính là nguồn động lực lớn nhất để giúp cho con, họ là người hiểu con và đồng hành cùng với con được nhiều nhất những can thiệp và đóng của cha mẹ chính là nguồn động lực vô cùng to lớn đến sự cải thiện của con, chúng ta cần quan sát các mốc giai đoạn phát triển”.
Bác sĩ nhi khoa được phát sóng định kỳ lúc 17h50 Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM thực hiện.