Nguyên nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới người bệnh cần biết

Bệnh động mạch chi dưới xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch làm tắc nghẽn dòng máu. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch chi dưới sớm sẽ giảm nguy cơ biến cố tim mạch, cải thiện triệu chứng ở chân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề Không chủ quan với bệnh tắc động mạch chi dưới. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Thiếu tá – Thạc sĩ – Bác sĩ Tạ Anh Hoàng, Khoa Tim mạch Can thiệp – Bệnh viện Quân Y 175 và MC Ngọc Nhi trong vai trò dẫn chương trình.

Nguyên nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới người bệnh cần biết

Mở đầu tình huống, hai mẹ con đang nói chuyện người con trai bất ngờ nhắc đến việc bị đau chân dai dẳng. Thấy con trai đau đớn, người mẹ nóng ruột muốn lấy thuốc giảm đau cho con nhưng lại bị ngăn cản. Người con chia sẻ: “Con đã uống thuốc giảm đau cả tuần nay rồi nhưng nó vẫn đau. Chắc con bị lờn thuốc rồi phải đi tìm thuốc mới để uống”.

Nhưng người mẹ thấy không ổn liền muốn đưa con đi ra tiệm thuốc thăm khám. Chị hai thấy vậy muốn đưa em trai đi khám để biết được bệnh tình của mình thế nào rồi còn chữa bệnh. Người mẹ lại nghĩ chị hai đang làm quá vấn đề chỉ cần ra tiệm thuốc nói tình hình để bác sĩ kê thuốc là xong. Chị hai nghe vậy liền biết người mẹ không hiểu rõ sự nguy hiểm của việc đau chân dai dẳng liền mời bác sĩ có chuyên môn về giải thích.

Nguyên nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới người bệnh cần biết

Bác sĩ Tạ Hoàng Anh chia sẻ về bệnh tắc động mạch chi dưới: Là một tình trạng phổ biến khi sự tích tụ mỡ trong động mạch hạn chế việc cung cấp máu cho phần chi dưới. Bệnh động mạch chi dưới nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch và hoại tử chi dưới.

Chia sẻ thêm về nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới, nam bác sĩ cho biết: “Trong đa số các trường hợp, mảng xơ vữa gây ra tình trạng hẹp lòng mạch và làm tiến triển bệnh động mạch chi dưới. Ngoài ra, nguyên nhân khiến mạch máu bị hẹp có thể do bệnh nhân tiếp xúc với tia xạ (mạch máu nằm trong vùng xạ trị). Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất đối với bệnh động mạch ngoại chi dưới và các biến chứng liên quan của bệnh. 

Nguyên nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới người bệnh cần biết

Thực tế, 80% số người mắc bệnh động mạch ngoại biên là người hút thuốc hiện tại hoặc đã từng hút thuốc. Việc sử dụng thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên lên tới 400%. Nguyên nhân này cũng khiến cho các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên xuất hiện sớm hơn gần 10 năm”.

Nói về triệu chứng khi bệnh nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới: “Xuất hiện các vết loét trên chân hoặc bàn chân. Đôi khi các tổn thương này khởi phát từ một chấn thương hoặc vết xước nhỏ. Lưu thông máu kém ở chân có thể dẫn đến da khô, nứt nẻ. Bởi vì các vết cắt nhỏ và da bị nứt không nhận đủ lưu lượng máu để tái tạo, vi khuẩn có thể xâm nhập vào chúng và gây nhiễm trùng. 

Nguyên nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới người bệnh cần biết

Nếu vết loét bị nhiễm trùng và không được điều trị, mô có thể chết. Tình trạng này, được gọi là hoại tử, xảy ra khi một động mạch bị tắc nghẽn ngăn cản mô chân nhận đủ máu và oxy. Một chân bị hoại tử nghiêm trọng có thể phải cắt cụt nếu điều trị phẫu thuật và thuốc không giúp khôi phục lưu lượng máu hiệu quả. Các dấu hiệu của hoại tử chi bao gồm da đổi màu, có mùi hôi và chảy mủ do nhiễm trùng”.

Bác sĩ Tạ Hoàng Anh nói về cách điều trị bệnh tắc động mạch chi dưới: “Phương pháp đầu tiên là điều trị thuốc bằng thuốc. Bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc ngay cả khi không can thiệp phẫu thuật mạch máu hoặc trước và sau can thiệp, phẫu thuật mạch máu.  

Cách thứ hai là điều trị bằng can thiệp nội mạch máu. Đây là phương pháp hiện đại và đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, tuy nhiên cần có những trung tâm chuyên sâu về mạch máu để được điều trị đúng mức và hiệu quả.

Nguyên nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới người bệnh cần biết

Cách thứ ba là điều trị ngoại khoa. Đây là phẫu thuật bóc nội mạc, bắc cầu bằng vật liệu tự thân hoặc mạch nhân tạo là các phương pháp điều trị kinh điển, bác sĩ sẽ làm một cầu nối mới đi vòng qua chỗ động mạch bị tổn thương.

Cuối cùng, là phương pháp phẫu thuật Hybrid. Phối hợp cả can thiệp nội mạch và phẫu thuật mạch chi dưới, tận dụng được ưu điểm của cả hai phương pháp, đem lại hiệu quả tưới máu tối đa đặc biệt là những tổn thương khó mà can thiệp hoặc phẫu thuật riêng rẽ không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả”.

Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện.