Điểm danh những gương mặt đang tiếp nối tinh thần Amser: “Once Amser, Forever Amser”.

Đến từ trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, là một Amser, hơn ai khác, tôi hiểu rõ những con người tài giỏi xung quanh mình. Ngôi trường của tôi có bề dày thành tích lâu đời cả về học tập lẫn ngoại khóa. Nhưng không phải vì thế mà những Amser chúng tôi tự cao hay ngừng nỗ lực. Mỗi thế hệ Amser tiếp nối lại cố gắng để làm rạng danh tên của ngôi trường này hơn. Để xứng đáng với câu nói: “Once Amser, Forever Amser”.

Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

Cô Phan Hồng Anh – một cựu Amser:

Cô Phan Hồng Anh và nụ cười duyên dáng trong tà áo dài (Nguồn 24h.com)

Tôi chưa từng được học những tiết Toán mà do cô giảng dạy nhưng tôi lại được tiếp xúc với cô qua những lần đi thi văn nghệ.khi được nhà trường cử đi tập luyện và biểu diễn cùng cô ở cuộc thi Cô giáo Tài năng Duyên Dáng do Sở Giáo dục Đào tại Hà Nội tổ chức mà cô đã giành được giải Nhì.

Cô là chủ nhiệm lớp Toán 2 khóa 13-16, toàn một lũ con trai, một lũ nghịch như “quỷ”. Dù luôn nhẹ nhàng trong giao tiếp nhưng mỗi khi lên lớp, cô đều rất nghiêm khắc với học trò của mình. Đằng sau sự nghiêm khắc đó là tình yêu thương của một cô giáo, một người “mẹ”. Chính những đứa học trò nghịch ngợm lớp Toán 2 đã từng tâm sự với tôi rằng: “Sự nghịch ngợm không có giới hạn của chúng tôi đã từng làm cô buồn rất nhiều lần, nhưng tình cảm của cô dành cho chúng tôi vẫn không hề thay đổi: sự ân cần, nghiêm khắc và bao dung”.

Cô Hồng Anh, một nhà giáo thật sự tuyệt vời, ở cô hội tụ cả chữ Tài và chữ Sắc. Nhưng tất cả các danh hiệu, giải thưởng với cô không quan trọng bằng học sinh của mình. Cô chia sẻ rằng: “Những kỷ niệm cùng với lớp mình, khi thấy các con hăng say học tập, khi các con vui cười liên hoan, hay cả khi rầu rĩ khi bị cô la mắng … cô đều ghi nhớ như những kỷ niệm đẹp nhất!”. Đó là tình cảm của một giáo viên trẻ nhưng mang trong mình tình cảm da diết, lớn lao đối với những học trò nghịch ngợm của mình. Và, cô còn là một Amser, một lần là Amser thì mãi mãi là Amser.

Tôn Hiền Anh – Giấc mơ Havard lớn lao trong con người có vóc dáng nhỏ bé:

Tôn Hiền Anh – “cô nàng hạt tiêu”

Đó là bạn Tôn Hiền Anh, học sinh lớp Trung khóa 13-16. Hiền Anh là một cô bé nhỏ nhắn, hiền lành và tốt bụng. Học sinh trường chúng tôi đi du học, nhận học bổng không phải là chuyện hiếm nhưng chắc chẳng có mấy người nhận được học bổng 100% của Đại học Havard như Hiền Anh. Mà đặc biệt hơn, Hiền Anh học lớp chuyên tiếng Trung nên tiếng Anh không phải thế mạnh của cô vậy mà chỉ trong 2 năm đèn sách siêng năng, cô gái ấy đã trở nên quá đỗi lớn lao so với ngoại hình “hạt tiêu” của mình. Dù xuất sắc là vậy nhưng cô bé Hiền Anh vẫn rất khiêm tốn khi tự nói về mình: “không thông minh lắm, phải lấy cần cù bù lại”.

Lương Thu Bình – năng động với các hoạt động ngoại khóa:

Thu Bình nhí nhảnh trong chương trình SV2016

Thêm một cô gái Amser có vóc dáng nhỏ bé nữa nhưng Thu Bìnhm lớp chuyên Sử khóa 12 – 15 thật sự là người tôi vô cùng khâm phục, một con người xinh đẹp, tài năng nhưng không kiêu ngạo.

Với tài năng như vậy, những giải thưởng đến với chị như một lẽ tự nhiên. Đó là hai giải thưởng: Đại sứ Tài năng NHAT 13 và Quán quân Ams Got talent mùa 5 (AGT5).

Một điều khiến tôi cảm phục ở chị đó là chị học rất giỏi và chăm chỉ. Dù bận rộn với công việc ngoại khóa nhưng chị vẫn dành thời gian cho Lịch Sử – môn học chuyên ngành. Giải Nhì học sinh Giỏi Lịch sử cấp Quốc gia là một giải thưởng xứng đáng với những gì chị đã cố gắng và nỗ lực.

Lê Duy Bách – chàng trai Olympia

 Lê Duy Bách trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia

Đường lên đỉnh Olympia là cuộc thi của những cá nhân xuất sắc nhất ở các trường cấp 3 trên toàn quốc. Năm 2016 vừa qua, Amser đã rất vinh khi chàng trai Lê Duy Bách, học sinh lớp chuyên Hóa 13-16 giành giải Nhất Olympia Quý I.

Duy Bách là một chàng trai có tính cách khá chững chạc so với tuổi. Bách ít nói và trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, trực tiếp. Điều này có lẽ đã tạo nên cho Bách sự tự tin và tâm lý vững vàng trong cuộc thi. Mà đặc biệt hơn, dù học chuyên Hóa nhưng Duy Bách có niềm ham mê với Lịch sử. Đó là lý do tại sao Bách lại trả lời rất tốt những câu hỏi về lịch sử – xã hội.

Dù không thể Vô địch Chung kết Olympia nhưng Bách đã thể hiện được kiến thức và tài năng hơn người của mình. Amser vô cùng tự hào về chàng trai này.

Amser Festival 2017 – Thắp lửa tinh thần Amser

Poster chương trình Amser Festival 2017

Tôi dành những lời cuối cùng này cho toàn bộ những người đã và đang là học sinh dưới mái trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Bắt đầu từ năm 2015, nhưng tới 2016, chương trình Amser Festival chào Xuân 2017 mới thật sự khiến người ta phải nhớ mà nhắc đến. Đó là hội chợ Tết có quy mô tương đối lớn diễn ra vào ngày 21/1/2017 tại trường. Đặc biệt hơn cả, hội chợ này không phải do Ban giám hiệu nhà trường tổ chức mà là do tất cả các thế hệ học sinh của trường cùng nhau chung tay làm nên. Từ những cựu học sinh ở thế hệ đầu cho tới những bạn đang còn học trong trường, mỗi thế hệ đều đóng góp chút sức của mình để biến Ams thật sự trở thành ngôi nhà chung cho mọi thế hệ. Đó là tinh thần Amser, đó là sứ mệnh của mỗi Amser, khi không chỉ “vẫy vùng” khắp chốn mà chúng tôi luôn biết tìm về với nơi đã đặt nền móng cho mình, để mỗi thế hệ Amser đi qua là cả một vẻ đẹp rực rỡ mang theo tên tuổi của ngôi trường, để chúng tôi luôn tự hào rằng: “Once Amser, Forever Amser”.

Tuấn Huy – Sao Style