Dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nó không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn cách điều trị dị ứng thời tiết cũng như phương pháp phòng tránh căn bệnh này.

1. Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm. Nguyên nhân có thể do cơ địa mẫn cảm, ứ đọng độc tố hoặc gặp các bệnh lý khác.

Ảnh: Internet
  1. Dấu hiệu bệnh dự ứng thời tiết

Dấu hiệu thường gặp nhất là da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa, đặc biệt là tại các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu,da bị sưng rộp hay tấy đỏ, các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay, nổi mề đay cấp tính. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Ảnh Internet
  1. Cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Có khá nhiều cách để điều trị và hạn chế bệnh dị ứng thời tiết. 

Thứ nhất, người bệnh có thể kết hợp chanh, mật ong pha với một chút nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng trong một vài tháng để cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ảnh: Internet

Thứ hai, “thần dược” chữa viêm mũi dị ứng thời tiết. Tỏi là một chất kháng histamine tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, virus và tăng cường miễn dịch. Cách dùng: ăn sống tỏi, hay dùng nước ép tỏi hoặc pha với 2 thìa cà phê mật ong để nhỏ mũi (không áp dụng cho trẻ nhỏ).

Thứ ba, khoai tây: Sử dụng những lát khoai tây mỏng đắp lên những vùng da bị mẩn ngứa khoảng 20 phút, mỗi ngày 2 lần, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ.

Ảnh Internet

Ngoài những liệu pháp dân gian, người bị dị ứng thời tiết có thể sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ chỉ định phù hợp với từng trường hợp khác nhau như: Thuốc corticoid, thuốc giảm ngứa,…

Ảnh Internet

Để phòng bệnh dị ứng thời tiết, các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa căn bệnh “khó chịu” này.

Uống nước ép trái cây thường xuyên là biện pháp giúp hệ miễn dịch mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng;

Tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa vì đó là những yếu tố nguy cơ cho bệnh dị ứng khởi phát;

Nên giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục;

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung B1, B6, B12;

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh thường gặp mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh này không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu thấy các triệu chứng nặng dần của bệnh thì bạn phải tới bác sĩ để có cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả nhất.

Vũ Ngọc Hà