Đi lễ chùa đầu năm và văn hóa của người Việt

     Ông cha ta từ xưa đã có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế mà bất cứ nơi đâu có người Việt sinh sống là nơi đó sẽ có những ngôi đền chùa để thờ các vị thần linh, các vị anh hùng có công với đất nước, với dân tộc.

Ở đâu có người Việt sinh sống là ở đó có đền chùa thờ Thần Phật

Nhiều người cho rằng, đi chùa đầu năm sẽ đem lại cho người ta nhiều điều may mắn cả về sức khỏe, công việc lẫn nhiều điều khác nữa. Cho nên, mọi người thường hay nói rằng, tôi đi chùa là để “Cầu Tài, cầu Lộc, cầu Bình an”.

Việc lễ chùa đầu năm kéo dài bắt đầu từ ngày Mùng 1 Tết âm lịch đến hết tháng Giêng hàng năm. Những ngôi chùa lớn như Chùa Hương, Chùa Phật Tích, Chùa Bái Đính… thường có rất nhiều những người hành hương đến cúng lễ, nhất là vào những ngày chính hội. Đây đã được coi là tín ngưỡng dân tộc, là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Tháp Bảo Thiên – Chùa Bái Đính

Người người đi lễ chùa, nhà nhà đi lễ chùa, ai cũng cầu mong cho mình và gia đình trong năm nay nhiều điều may mắn, tốt đẹp.

Đi chùa cầu mong những điều tốt đẹp

Những lễ vật được chuẩn bị một cách rất chu đáo, công phu thể hiện cái tâm chân thành của người đi lễ.

Những mâm ngũ quả nhiều màu sắc để dâng lên Đức Phật

Càng ngày người Việt ý thức được trang phục phù hợp khi vào chốn cửa Phật linh thiêng.

Trang phục giản dị, kín đáo, phù hợp với chốn linh thiêng của phật.

Ai ai cũng thành tâm cầu khấn, mong muốn lời cầu khẩn của mình có thể đến được với các vị Thần Phật trên cao.

Thế nhưng có lẽ, chúng ta nên nhìn nhận lại một vài điều trong văn hóa đi lễ chùa của người Việt vì có một vài thực tế gây phản cảm tại chính nơi của Phật linh thiêng.

Hàng quán bầy bán có tính “thời vụ” tràn lan, một mặt phục vụ cho du khách đường xa, chính vì thế mà những sản phẩm bán giá đắt cắt cổ.

Hàng quán mọc lên nhan nhản phục vụ khách thập phương đến Đền Trần, Nam Định

Lợi dụng niềm tin của người đi lễ chùa mà bán đồ đi lễ với giá cao ngất ngưỡng.

Bạn có tin một chiếc vòng hạt nhỏ cũng có giá 50.000 không?

Rác thải vứt bừa bãi.

Đường lên Đền Hùng ngập đầy rác mùa lễ hội

Ai ai cũng muốn được đứng ngay trước bàn thờ khấn vái. Chính vì thế, người sau muốn nhoi lên trước mà người trước lại chưa cầu khấn xong gây ra cảnh hỗn loạn trước ban thờ Phật.

Hỗn loạn ngay cả trước bàn thờ thần linh.

Chưa hết, bao nhiêu người chỉ vì tranh cướp lộc mà gây hỗn loạn chốn linh thiêng.

Tranh cướp lộc tại lễ hội Đền Gióng

Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam ta. Do đó, để có thể duy trì và phát triển nó thì chính mỗi chúng ta cùng nhau tạo ra cho mình những ý thức chung nhất để giữ gìn sự thanh tịnh, uy nghiêm của trốn linh thiêng.

Phong Du – Sao Style