The Book Thief, một cách truyền tải mới về đề tài chiến tranh

     “The Book Thief” là bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Markus Zusak. Chỉ trong vòng hơn hai tiếng đồng hồ, bộ phim đã đem đến cho người xem những cảm xúc chân thực nhất về những nỗi đau mà các nhân vật đã phải trải qua trong cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Bộ phim còn thể hiện cách khai thác rất mới về đề tài chiến tranh, một đề tài vốn rất quen thuộc trong điện ảnh.

Bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Markus Zusak

“The book thief” kể chuyện thế chiến thông qua câu chuyện của cá nhân. Bộ phim chủ yếu xoay quanh câu chuyện của Liesel, một cô bé được gia đình hiếm muộn nhận nuôi trong thế chiến II. Mặc dù phải sống trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, Liesel vẫn luôn nhận được tình yêu thương từ cha mẹ nuôi của mình. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1938 và kết thúc vào năm 1945. Bộ phim là lát cắt qua 7 năm cuộc đời của Liesel nhưng nó lại là những năm tháng kinh hoàng của cuộc đời cô cũng như của cả thế giới. Chiến tranh đã tước đi của cô bé rất nhiều điều nhưng  thứ duy nhất đem đến niềm an ủi cho cô bé lại chính là những cuốn sách đi ăn trộm ở nhà ông đại tá. Cô đã chia sẻ nó với mọi người và vượt qua mọi nỗi đau trong cuộc chiến cùng với những trang sách.

Bộ phim chủ yếu xoay quanh câu chuyện của Liesel, một cô bé được gia đình hiếm muộn nhận nuôi trong thế chiến II

Điều đặc biệt nhất của bộ phim không nằm ở việc đề cao ý nghĩa của việc đọc sách mà nó thể hiện ở cách thể hiện rất mới về đề tài chiến tranh. Đặc biệt hơn, câu chuyện về cuộc đời Liesel cũng như câu chuyện về cuộc chiến lại được kể trên lời của thần chết. Cách kể chuyện gây nhiều ấn tượng, khiến người xem không thể rời mắt khỏi bộ phim ngay từ những giây phút đầu tiên. “The book thief” bắt đầu bằng không khí u ám của đám tang em trai nhân vật. Thế chiến hai được tái hiện bằng giọng kể đều đều của thần chết, cái giọng kể luôn ám ảnh người xem về sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Và có lẽ, ranh giới đó chỉ có thể cảm nhận một cách chân thực nhất chính là vào thời điểm xảy ra chiến tranh.

Điều đặc biệt nhất của bộ phim không nằm ở việc đề cao ý nghĩa của việc đọc sách mà nó thể hiện ở cách thể hiện rất mới về đề tài chiến tranh

Âm nhạc trong phim cũng góp phần giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc chiến, thông qua những rung cảm tâm hồn mà nó mang lại. Những tiếng nhạc có khi chậm đều, có khi réo rắt đã góp phần phát huy sức mạnh của ngôn ngữ điện ảnh, gắn chặt người xem vào những cung bậc cảm xúc của các nhân vật, tạo được sự đồng cảm từ phía khán giả.

Bộ phim tái hiện chiến tranh không bằng những trận đánh khốc liệt nơi chiến trường mà lại là từ góc độ đời sống xã hội của con người trong cuộc chiến. Cảnh quay trong phim ấn tượng với những góc quay đẹp, lãng mạn như cảnh nước Đức vào mùa đông với tuyết trắng xóa, cảnh dòng sông nơi hai nhân vật trốn ra đó để hét lên “Tôi ghét Hitler”… Không chỉ có những cảnh quay đẹp, “The book thief” còn lôi cuốn người xem bởi những cảnh vô cùng ấn tượng và ám ảnh như những cảnh về cái chết, cảnh Max hướng mắt nhìn lên bầu trời đầy sao mặc kệ mọi người đi lánh đạn… Người xem cảm nhận được tính chất khốc liệt của trận chiến từ góc độ của một người bình thường, thông qua cái nhìn của cô bé Liesel 11 tuổi.

Thành công của bộ phim không thể không kể đến kịch bản hay hấp dẫn. Là một dự án chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên, ngôn ngữ trong phim sâu sắc, gợi nhiều ý nghĩa sâu xa. Những câu đối thoại ngắn giữa Liesel và Max cũng đáng để suy ngẫm và lấy đi nhiều nước mắt của khán giả.

Những câu đối thoại ngắn giữa Liesel và Max cũng đáng để suy ngẫm và lấy đi nhiều nước mắt của khán giả

Chiến tranh đã đi qua nhưng nỗi đau của cuộc chiến vẫn còn đó. Liesel vẫn sống trong khi những người thân của cô đã chết. Những vết thương trong tâm hồn cô không thể chữa lành. Nó ảm ảnh cô và tất cả những ai đã từng đi qua cuộc chiến. Ngay cả thần chết “cũng bị ám ảnh bởi con người”, bởi họ “vừa quá xấu xa lại vừa quá vĩ đại”.

Thuý Nguyễn – Sao Style